Đứng trước nhiều thông tin trái chiều về thẻ tín dụng khiến người dùng có nhiều băn khoăn khi mở thẻ. Bài viết sau đây sẽ làm sáng tỏ những thông tin chưa chính xác, đồng thời hướng dẫn người dùng sử dụng đúng cách để hạn chế các rủi ro không mong muốn.
1. Cần nhiều tiền mới có thể mở thẻ tín dụng
Một trong những quan điểm sai lầm thường thấy về thẻ tín dụng đó là: “Cần phải có thu nhập cao, nhiều tiền mới có thể mở được thẻ tín dụng, thẻ tín dụng chỉ dành cho người giàu”.
Nguyên nhân dẫn tới suy nghĩ này có thể là do có nhiều người nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, những cá nhân thường xuyên xuất hiện trước truyền thông, mạng xã hội có xu hướng dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, dẫn đến gây ra cho nhiều người cảm giác phải là tầng lớp có thu nhập cao thì mới mở được thẻ tín dụng.
Nhiều người thường cho rằng phải có nhiều tiền mới mở được thẻ tín dụng
Thực tế thẻ tín dụng có rất nhiều loại, tương ứng với nhiều hạn mức khác nhau dựa trên khả năng thanh toán dư nợ của từng người. Thông thường, bạn chỉ cần có thu nhập từ 5-6 triệu/tháng là đã có thể mở thẻ tín dụng với hạn mức phù hợp tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng.
Việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích trong chi tiêu hằng ngày, chẳng hạn như thường xuyên có nhiều ưu đãi giảm giá lớn từ các thương hiệu, khả năng tích điểm chi tiêu để đổi quà, ưu đãi trả góp nhiều mặt hàng với lãi suất 0%… Những lợi ích như vậy có thể tiết kiệm một khoản chi tiêu đáng kể mà tiền mặt không thể đáp ứng được.
Không cần phải có nhiều tiền mới mở được thẻ tín dụng, bạn có thể mở ngay chỉ với thu nhập từ 5-6 triệu/tháng
2. Dùng thẻ tín dụng để thanh toán sẽ bị tính lãi suất cao
Do ảnh hưởng từ những bài báo tràn lan về các cá nhân mắc nợ tín dụng trên mạng xã hội, nhiều người thường nhầm lẫn rằng: “Dùng thẻ tín dụng để thanh toán sẽ bị tính lãi suất cao”.
Trước tiên, bạn cần phải hiểu đúng về định nghĩa thẻ tín dụng – đây là loại thẻ cho phép chủ thẻ “ứng” tiền trước để chi tiêu, sau đó hoàn trả lại cho ngân hàng trong thời gian quy định thì sẽ không bị tính bất cứ khoản lãi suất nào. Chỉ có những cá nhân sử dụng sai mục đích hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định thì mới bị tính lãi suất.
Cụ thể, mục đích chính của thẻ tín dụng là để thanh toán thay cho tiền mặt, nếu bạn rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì sẽ bị tính lãi suất cao lên tới 20-40%/năm và phí rút tiền 3-4%/lần. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thẻ nhưng không hoàn trả số tiền đã ứng trong thời gian quy định thì sẽ cần phải thanh toán phí thanh toán chậm khoảng 5% tùy từng ngân hàng và thanh toán lãi suất nợ quá hạn khoảng 20-40%/năm.
Do đó chỉ cần sử đúng mục đích và đúng cam kết ban đầu, bạn sẽ không bị mất khoản lãi suất nào cả. Ngược lại, thẻ tín dụng còn giúp bạn chi tiêu thoải mái hơn, có ngay một khoản ngân sách để chi trả các hóa đơn khi chưa tới ngày phát lương. Với thời hạn miễn lãi lên tới 45-55 ngày, bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thu nhập để hoàn trả đúng hạn mà không phải lo việc bị tính lãi suất.
Chỉ cần sử dụng đúng mục đích và trả đúng hạn, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ một khoản lãi suất nào cả
3. Tất cả thẻ tín dụng đều có thể thanh toán quốc tế
Nhiều người cho rằng bất kỳ thẻ tín dụng nào cũng có thể thanh toán quốc tế. Thực tế, thẻ tín dụng chia thành 2 loại là thẻ tín dụng quốc tế và thẻ tín dụng nội địa. Trong đó, chỉ có thẻ tín dụng quốc tế, có liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế được thể hiện thông qua ký hiệu trên thẻ cứng như VISA, MasterCard, JCB… mới có chức năng thanh toán quốc tế.
Mặc dù các mức phí duy trì thẻ đắt hơn nhiều so với thẻ nội địa nhưng do khả năng sử dụng tiện lợi hơn, có nhiều ưu đãi dịch vụ hơn nên thẻ tín dụng quốc tế luôn được rất nhiều người lựa chọn. Vì thế, phần lớn ngân hàng hiện nay đều cung cấp 100% thẻ tín dụng quốc tế và chỉ rất ít ngân hàng có cung cấp thẻ tín dụng nội địa.
Thẻ tín dụng quốc tế có khả năng thanh toán trên toàn cầu, với nhiều ưu đãi giảm giá hấp dẫn, tiện nghi cho người dùng
Như vậy, bài viết trên đã làm sáng tỏ 3 tin đồn sai lầm về thẻ tín dụng. Người dùng cần chủ động đọc kỹ các điều khoản và quy định của ngân hàng về thẻ tín dụng để có thể sử dụng đúng cách, không bị sai sót tài chính hoặc bị áp dụng các khoản lãi suất không đáng có.